Lập 7 tổ công tác đặc biệt chống dịch tại phía Nam

Thủ tướng yêu cầu 7 Bộ trưởng lập ngay tổ công tác đặc biệt của từng đơn vị tại TP HCM để hỗ trợ các tỉnh phía Nam chống Covid-19.

Tối 18/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính có văn bản gửi 7 Bộ trưởng gồm: Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể; Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Để hỗ trợ, phục vụ kịp thời, hiệu quả việc chống dịch tại TP HCM và các tỉnh phía Nam, Thủ tướng đề nghị 7 Bộ trưởng nêu trên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thành lập ngay tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của từng bộ tại TP HCM.

Các tổ công tác này do một thứ trưởng phụ trách trực tiếp để phối hợp với các địa phương phía Nam, nhất là tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16, giải quyết ngay vấn đề phát sinh trong phòng chống dịch và các vấn đề liên quan; hàng ngày báo cáo Bộ trưởng và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, kịp thời kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền.

“Đây là nhiệm vụ, công việc rất quan trọng, cấp bách. Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng tập trung chỉ đạo thực hiện, sớm phát huy hiệu quả, vai trò của tổ công tác đặc biệt trong công tác phòng chống dịch tại TP HCM và các địa phương phía Nam”, văn bản nêu.

Thủ tướng yêu cầu 7 Bộ trưởng lập ngay tổ công tác đặc biệt của từng đơn vị tại TP HCM
Thủ tướng yêu cầu 7 Bộ trưởng lập ngay tổ công tác đặc biệt của từng đơn vị tại TP HCM.

Trước đó từ giữa tháng 6/2021, Bộ Y tế đã thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt tại TP HCM, do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đứng đầu, để hỗ trợ thành phố chống dịch.

Ngay sau khi Chính phủ được kiện toàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt quan tâm, liên tục có các cuộc làm việc, chỉ đạo về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế. Tình hình thực tế đang diễn ra rất nhanh với nhiều vấn đề cần xử lý, vì thế Thủ tướng triệu tập phiên họp chuyên đề nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng và nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, cơ chế, chính sách.

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, thông qua 8 nội dung: Dự án Luật Cảnh sát cơ động; dự án Luật sửa đổi, bổ sung  Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; đề nghị xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi); dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101 năm 2005 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; đề xuất tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện quy định lắp camera trên phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng pháp luật 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, dự kiến xây dựng một số luật năm 2022, ý kiến đóng góp, thảo luận của các thành viên Chính phủ rất sôi nổi, tâm huyết, trách nhiệm, phong phú, đã làm rõ những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật 6 tháng đầu năm, đồng thời rút ra những kinh nghiệm để thúc đẩy tiến độ và nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật sẽ được thông qua thời gian tới.

TP HCM xây dựng bệnh viện dã chiến, tháng 7/2021.
TP HCM xây dựng bệnh viện dã chiến, tháng 7/2021.

Cũng trong tối nay, Thủ tướng có văn bản yêu cầu TP HCM và các tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 tổng hợp nhu cầu hỗ trợ về bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Các tỉnh còn lại chưa áp dụng Chỉ thị 16 thì tổng hợp khả năng hỗ trợ các địa phương khác về nhân lực y tế, báo cáo Thủ tướng, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 trước chiều 20/7.

Ngày 17/7, Thủ tướng quyết định áp dụng cách ly xã hội 19 tỉnh thành, gồm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai (đã thực hiện); bổ sung TP Cần Thơ và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang. Thời điểm bắt đầu áp dụng do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, nhưng không muộn hơn 0h ngày 19/7.

Trong ngày 18/7, Việt Nam ghi nhận 5.926 ca, gồm 39 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 5.887 ca tại 33 tỉnh thành, chủ yếu ở TP HCM (4.692). Tổng số ca Covid-19 từ ngày 27/4 đến nay là 50.150, ở 58 tỉnh thành.

ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT

Bản quyền thuộc về © tuchinhsachracuocsong.vn